Ngày 26/3/2023 dưới sự chứng kiến của chuyên gia và của Công ty Thủy điện Hòa Bình, phân xưởng SCĐTĐ Hòa Bình đã tiến hành thử nghiệm thành công vỏ cáp khô 220kV tổ máy số 3- NMTĐ Hòa Bình, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng khẳng định chất lượng sợi cáp sau khi kéo dải, để có thể chuyển bước sang giai đoạn làm đầu cáp.
Từ ngày 20/3/2023 sau khi hoàn thành công tác lắp đặt giá cáp dọc tuyến tổ máy H3, Phân xưởng SCĐTĐ Hòa Bình đã phối hợp cùng với chuyên gia cáp hãng Estralin tiến hành kéo dải cáp khô tổ máy H3- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Quá trình kéo dải cáp là một bước rất quan trọng đối với toàn bộ dự án và luôn được giám sát chặt chẽ của chuyên gia, các vị trí giá đỡ cáp phải được gia cố chắc chắn, lực kéo cáp phải tuân thủ luôn nhỏ hơn 1500kg. Rút kinh nghiệm đối với công tác kéo cáp tổ máy H1, H2 đơn vị đã chủ động nghiên cứu chế tạo bộ điều khiển tời từ xa giúp giảm thiểu các nguy cơ gây hư hỏng cáp trong suốt quá trình kéo giải, tối ưu hóa nhân lực và rút ngắn được thời gian kéo cáp (từ 01 ngày/ sợi xuống còn 2 giờ/ sợi).
Ông Taraskin Maxim chuyên gia cáp hãng Estralin đánh giá cao sự chủ động của đơn vị, đặc biệt khi nghiên cứu chế tạo giải pháp điều khiển tời điều khiển từ xa, giúp quá trình kéo dải cáp diễn ra một cách an toàn.
Ngày 26/3/2023 dưới sự chứng kiến của chuyên gia và của Công ty Thủy điện Hòa Bình, phân xưởng SCĐTĐ Hòa Bình đã tiến hành thử nghiệm thành công vỏ cáp khô 220kV tổ máy số 3- NMTĐ Hòa Bình, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng khẳng định chất lượng sợi cáp sau khi kéo dải, để có thể chuyển bước sang giai đoạn làm đầu cáp.
Một số hình ảnh trong quá trình kéo dải cáp khô tổ máy H3:
Hình ảnh quá trình ra cáp từ rulo
Hình ảnh khi cáp qua khu vực cao độ 41
Hình ảnh dẫn đầu cáp đi qua lỗ từ cao trình 41 xuống cao trình 36
Hình ảnh kiểm tra các vị trí bắt collier ôm cáp sau khi kéo dải
Nguyễn Đức Nhân - PXSCĐ-TĐ Hòa Bình