Tin Hoạt động

Những lợi ích đã đạt được trong quá trình chuyển đổi số tại Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN theo định hướng của Tập đoàn điện lực Việt Nam

Thứ ba, 10/8/2021 | 09:26 GMT+7
Bắt nhịp cùng với xu hướng phát triển chung và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp số 4.0, Tập đoàn đã hoàn thành xây dựng và ban hành Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam với mục tiêu tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, năng lực quản trị để EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2030. Là một đơn vị trực thuộc EVN, EVNPSC luôn ý thức được tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số đối với đơn vị. Bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Thanh Hải, chuyên viên P.KTGS nêu nổi bật những lợi ích mang lại cho EVNPSC thông quá quá trình áp dụng chuyển đổi số.

Truyển đổi số đóng một vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp trong xu hướng bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp số

Chuyển đổi số: đòi hỏi sự phù hợp với nền tảng Khoa học công nghệ; là thách thức của tác động công nghiệp, áp lực của toàn cầu nói chung và sự cung cứng điện năng của Tập đoàn nói riêng; ảnh hưởng của đại dịch Covid bùng nổ trên toàn cầu; kỳ vọng nền công nghiệp không tiếp xúc mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tối đa có thể.

Lợi ích của chuyển đổi số đem lại: thực tế trên thế giới đã thực hiện nhưng cho đến nay cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ dẫn tới chuyển đổi số được phổ biến; là nền tảng ứng dụng công nghệ thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh của đơn vi, tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp tăng trưởng nhanh và bền vững; tái cấu trúc tư duy phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để tạo ra nhiều giá trị mới; tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang giá trị hữu ích cho khách hàng; thay đổi văn hóa của đơn vị để hướng tới sự chuẩn mực, liên tục cập nhập, từng bước hiện đại và không ngừng phát triển (thay đổi mô hình truyền thống sang ứng dụng công nghệ Big data, IoT, điện toán đám mây…để thay đổi phương thức điều hành).

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Tập đoàn) định hướng và lập Đề án Trung tâm giám sát từ xa RMC các nhà máy điện trực thuộc EVN, giao Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (Trung tâm) triển khai thực hiện. Trung tâm đang từng bước thực hiện theo chỉ đạo của Tập đoàn, triển khai theo 02 giai đoạn. Giai đoạn 1: thu thập dữ liệu DCS, GSTT, BOP của 02 NMTĐ Hòa Bình, Ialy và NMTĐ Thái Bình 1 về Trung tâm giám sát từ xa của EVNPSC tại Hà Nội để khai thác, thực hiện trong năm 2021-2022; Giai đoạn 2: thu thập dữ liệu DCS, GSTT, BOP của các NMTĐ còn lại về Trung tâm giám sát từ xa của EVNPSC tại Hà Nội để khai thác, thực hiện trong năm 2023-2024. Đây là một phần công việc trong kế hoạch chuyển đổi số tổng thể của Tập đoàn.

Từ đầu năm 2021 đến nay Trung tâm đã thực hiện báo cáo đánh giá hàng tháng về tình trạng hoạt động của các MBA, kháng điện tại MMTĐ Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng – Bản Chát, Tuyên Quang, Ialy, Sê San thông qua giám sát online thành phần khí hòa tan trong dầu cách điện trên hệ thống giám sát tập trung đã được kết nối về EVNPSC tại Hà Nội từ cuối năm 2020. Quá trình khai thác hệ thống đã đúc rút được các lợi ích từ quá trình chuyển đổi số mang lại, cụ thể như sau:

- Thu hẹp khoảng cách: Đặc thù, Trung tâm có nguồn lực phân tán trên toàn lãnh thổ Việt Nam với điều kiện địa hình/địa lý vô cùng khó khăn…Tuy nhiên khi kết nối với nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất đã giải quyết được các vấn đề trong sản xuất kinh doanh, thu hẹp khoảng cách giữa Chuyên gia đánh giá với các đối tượng thiết bị công nghệ tại các nhà máy điện; khẳng định vai trò ý nghĩa của chủ trương do Tập đoàn giao.

- Chủ động trong thu thập dữ liệu và báo cáo

CBCNV Phòng Kiểm tra và Giám sát - Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN đang thu thập, phân tích dữ liệu “từ xa” các khối tổ máy; Ảnh: Lê Hồng Hà

Định kỳ Trung tâm chủ động thâp thập dữ liệu, phân tích đánh giá trình trạng vận hành và gửi báo cáo ngay tới Tập đoàn thông qua cổng thông tin điện tử Portal sau khi dữ liệu được phân tích, chẩn đoán…điều này đã giúp Tập đoàn quản lý các Nhà máy điện được hiệu quả và minh bạch, quá trình được thực hiện hoàn toàn trên hệ thống công nghệ thông tin của Tập đoàn.

            - Tối ưu hóa nguồn nhân lực: Trung tâm có nguồn nhân lực vô cùng hạn hẹp và phân tán. Do vậy, Trung tâm xác định những công việc có giá trị gia tăng thấp phải được ưu tiên cho hệ thống công nghệ tự động làm việc, không cần nhân lực và không cần trả lương…Từ đó nhân viên có thêm thời gian nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các công việc khác quan trọng; người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của nhân viên theo kỳ hoặc từng công việc cụ thể.

            - Khả năng cạnh tranh: Trung tâm đang thừa hưởng nền tảng số hóa vô cùng lớn của Tập đoàn và điều này sẽ giúp Trung tâm vận hành có hiệu quả, chính xác và chất lượng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn trong việc tương tác với khách hàng, chính sách và dịch vụ sửa chữa ở hiện tại và tương lai.

            - Tận dụng chuyên gia: Quá trình áp dụng chuyển đổi số trong Trung tâm đã tiết kiệm được thời gian và công sức thông qua sự phối hợp, nghiên cứu và phân tích dữ liệu phục vụ công tác sửa chữa; hạn chế di chuyển trong mùa dịch Covid19 góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh; đảm bảo phân tích tập trung và chuyên sâu tốt hơn.

            - Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn và liên kết (Big data): quá trình thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu sẽ dần hình thành bigdata, đây chính là tiền đề cho tương lai có thể tiến tới sử dụng trí tuệ nhân tạo thực hiện công tác đánh giá, chuẩn đoán và cảnh báo tự động.

            Chuyển đổi số đã giúp Trung tâm hình thành cơ sở dữ liệu lớn phục vụ khách hàng; quản lý dữ liệu, kiến trúc dữ liệu, vận hành dữ liệu, an ninh dữ liệu, đặc tả dữ liệu; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Tập đoàn giao trong 6 tháng đầu năm 2021 và đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của người đứng đầu của đơn vị trong thời kỳ đổi mới… Đáp ứng sự tin tưởng của Tập đoàn, trong thời gian tiếp theo Trung tâm tiếp tục thực hiện đề án của Tập đoàn theo các giai đoạn đã đề ra.

Nguyễn Thanh Hải - P.KT&GS