Tin Hoạt động

Thay đổi nhận thức của CBVNV đôi với việc chuyển đổi số

Thứ năm, 1/7/2021 | 11:13 GMT+7
“Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” được EVN lựa chọn làm chủ để của năm 2021. Vậy chuyển đổi số là gì và chuyển đổi số có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một doanh nghiệp?

Thay đổi nhận thức của CBCNV về chuyển đổi số là bước đi then chốt đầu tiên trong mỗi doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp. Bắt nhịp cùng với xu hướng phát triển chung và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp số 4.0, Tập đoàn đã hoàn thành xây dựng và ban hành Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đến năm 2022, tính đến 2025 với mục tiêu tổng quát là hướng đến các hoạt động của Tập đoàn được số hóa, các hoạt động chưa tự động thành tự động và ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, năng lực quản trị để EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2030.

Vậy đối với một đơn vị trực thuộc, chúng ta phải làm gì để góp phẩn vào sự thành công trong công cuộc chuyển đổi số của EVN?

Trước tiên cần phải thay đổi nhận thức cho toàn bộ đội ngũ CBCNV trong đơn vị để mỗi cá nhân có được một cái nhìn tổng thể, rõ ràng về chuyển đổi số. Những thông tin dưới đây mang lại cho bạn những thông tin cơ bản để có được cái nhìn khái quát về chuyển đổi số.

Chuyền đổi số là gì?

Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng, cụ thể và chính xác về chuyển đổi số vì mỗi mô hình sản xuất, kinh doanh đều có sự khác biệt. Và mọi người thường hay nhầm lẫn giữa chuyển đối số và số hóa.

Tuy nghiên, để định nghĩa một cách ngắn ngọn và dễ hiểu thì Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây (Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty

“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số...); trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”.

Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

Những lợi ích dễ nhận biết nhất mà chuyển đôỉ số mang lại đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số bao gồm: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Truyển đổi số đóng một vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp trong xu hướng bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp số

Quá trình chuyển đổi số diễn ra tại Việt Nam như thế nào?

Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số cũng đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn, thay đổi cơ bản với mô hình kinh doanh truyền thống. Thế mạnh công nghệ mới đang giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp giành lợi thế trên các lĩnh vực công nghiệp truyền thống. Xu thế này tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong bối cảnh của nền kinh kế số hiện nay, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình truyền thống phải có sự thay đổi mạnh mẽ để tiếp tục tồn tại và phát triển.

Lời kết:

Công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu trên hành hình phát triển chung của xã hội, một hành trình đầy gian nan và thách thức. Để đạt được sự thành công cần phải có sự chung tay vào cuộc của toàn bộ đội ngũ CBCNV trong từng công việc cụ thể: Phân tích, đánh giá và xem xét lợi ích của chuyển đổi số so cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp; lập kế hoạch chi tiết và chiến lược dài hơi cho từng nhiệm vụ cụ thể của chuyển đổi số.

Lê Như Khang - P.HC&LĐ